Ý kiến thăm dò

Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
137334

VAI TRÒ CỦA CHỮ KÝ SỐ

Ngày 19/03/2024 16:33:29

Trong bối cảnh thúc đẩy xây dựng Chính phủ số, đẩy mạnh chuyển đổi số quốc gia, phát triển kinh tế số và xã hội số, việc sử dụng chữ ký số (CKS) trong các giao dịch điện tử, dịch vụ công trực tuyến hay các thủ tục hành chính liên thông... đã được xác định là một giải pháp quan trọng và mang lại rất nhiều tiện ích cho người dân cũng như doanh nghiệp.

CKS được hiểu đơn giản là một dạng chữ ký điện tử được tạo ra bởi công nghệ mã hóa công khai. Đối với doanh nghiệp, CKS có vai trò tương tự với chữ ký tay và các con dấu. Đối với cá nhân, CKS được xem như chữ ký của mỗi cá nhân được dùng với mục đích xác thực danh tính người sử dụng. Việc sử dụng CKS là một hoạt động có ý nghĩa quan trọng, giúp cho người dân, doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận các dịch vụ công và thủ tục hành chính được nhanh chóng, thuận tiện hơn. Đồng thời đảm bảo tính pháp lý trong giao dịch dịch vụ công trực tuyến và các giao dịch khác như: Giao dịch tài chính, kê khai thuế, ký kết hợp đồng... một cách dễ dàng trên môi trường điện tử được pháp luật công nhận, từ đó sớm hoàn thiện các điều kiện hình thành công dân số trên địa bàn tỉnh.

Ngày 31/3/2022, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Quyết định số 411/QĐ-TTg về “Chiến lược quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”. Trong đó, mục tiêu đến năm 2025 có 50% dân số trưởng thành dùng CKS cá nhân, đến năm 2030 đạt trên 70%. Để thực hiện mục tiêu, UBND tỉnh đã yêu cầu các cấp chính quyền và các ngành chức năng đẩy mạnh phổ cập CKS cá nhân cho người dân. Các sở, ban, ngành và địa phương đã cùng đồng hành để triển khai các chương trình thúc đẩy phát triển công dân số rộng khắp; khuyến khích mỗi người dân trong độ tuổi trưởng thành đều có danh tính số, tài khoản số, CKS; hỗ trợ triển khai đào tạo, tập huấn về CKS cho người dân. Đồng thời đẩy mạnh cung cấp dịch vụ công trực tuyến, văn bản điện tử và các dịch vụ phục vụ doanh nghiệp như: Hợp đồng điện tử, hóa đơn điện tử, ngân hàng điện tử, chứng từ điện tử, chứng khoán điện tử, thương mại điện tử...

Sở Thông tin và Truyền thông là một trong số những đơn vị chính triển khai và tuyên truyền giúp người dân tiếp cận CKS một cách nhanh chóng. Sở đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác với 7 đơn vị doanh nghiệp cung cấp CKS công cộng là VNPT, Viettel, FPT, Misa, Mobifone, BKAV, Namcencom. Hiện các đơn vị này đã và đang tuyên truyền bằng nhiều cách thức khác nhau để người dân biết đến rộng rãi hơn về tiện ích của CKS, từ đó giúp nâng cao tỷ lệ giải quyết thủ tục hành chính qua dịch vụ công trực tuyến an toàn và hiệu quả. Các đơn vị hầu hết đều bố trí các cán bộ và chuyên viên trực tiếp đến tận thôn, bản để hướng dẫn, cài đặt CKS cho người dân. Đơn cử như VNPT Thanh Hóa đã phối hợp cùng bộ phận nhân sự trực thuộc cấp huyện, xã, thôn, bản tổ chức triển khai thực hiện các hoạt động tư vấn, giới thiệu về những tiện ích khi sử dụng dịch vụ CKS từ xa VNPT SmartCA. Trong đó nêu rõ lợi ích nổi bật nhất của dịch vụ này là giúp người dùng thực hiện việc xác thực chữ ký mọi lúc, mọi nơi trên mọi thiết bị có kết nối internet. Hiện, VNPT đang có ưu đãi miễn phí sử dụng 12 tháng cho người dân khi đăng ký dịch vụ VNPT SmartCA tại tất cả hệ thống điểm giao dịch, cửa hàng của VNPT VinaPhone trên địa bàn tỉnh.

Là một trong số những địa phương thí điểm hướng dẫn cài đặt ứng dụng CKS cá nhân, phường Điện Biên (TP Thanh Hóa) đã tiến hành triển khai đến lực lượng đoàn viên thanh niên, hội viên, Tổ công nghệ số phối hợp cùng lực lượng cán bộ, công chức địa phương đã tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn cài đặt và cung cấp dịch vụ CKS trực tuyến cho người dân trên địa bàn. Từ hướng dẫn nhiệt tình ấy, người dân đã có thể tự cài đặt ứng dụng, thậm chí hướng dẫn lại cho người thân, góp phần tuyên truyền hiệu quả việc cài đặt ứng dụng CKS VNPT SmartCA trong cộng đồng.

Bà Hoàng Thị Hương, phố Tô Vĩnh Diện, phường Điện Biên (TP Thanh Hóa) cho biết: "Trước đây, khi chưa có chương trình triển khai sử dụng CKS cá nhân, mỗi khi cần làm các thủ tục đều phải trực tiếp đến UBND phường. Tuy nhiên sau khi được hướng dẫn cài đặt thành công và sử dụng, tôi thấy dịch vụ CKS từ xa của VNPT SmartCA tiện lợi hơn rất nhiều. Người dân chỉ cần ở nhà mà vẫn có thể hoàn thành đầy đủ các thủ tục, điều này giúp tôi tiết kiệm được cả thời gian và chi phí trong quá trình thực hiện, đặc biệt là độ bảo mật cao nên hoàn toàn không phải lo về độ an toàn của ứng dụng".

Bên cạnh VNPT, Công ty CP Misa Hà Nội chuyên cung cấp các dịch vụ số cũng là 1 trong 7 đơn vị phối hợp cùng Sở Thông tin và Truyền thông Thanh Hóa tuyên truyền giúp người dân đến gần hơn với CKS. Theo giám đốc công ty, anh Trịnh Văn Biển cho biết: "Giai đoạn hiện nay, việc đưa người dân lên không gian số là nhiệm vụ cấp bách và quan trọng. Muốn đưa được người dân lên không gian mạng thì cần công dân số, công dân số ấy bên cạnh việc trang bị kỹ năng số cần phải có thêm các tài sản số. Một trong những tài sản đó là CKS cá nhân, đây sẽ là điều kiện đảm bảo hình thành công dân số, là cơ sở pháp lý quan trọng cho các giao dịch của công dân trên môi trường số. Từ đó, để tuyên truyền cho người dân về sử dụng CKS, Misa đã phối hợp cùng với các huyện, xã thí điểm trên địa bàn tỉnh lập danh sách số người đủ điều kiện sử dụng (có điện thoại thông minh và trong độ tuổi trưởng thành), sau đó cán bộ chuyên viên sẽ triển khai hướng dẫn bà con cài đặt. Sau khoảng 5 -10 phút đã có thể thông thạo và hướng dẫn lại người thân. Hiện Misa vẫn đang hỗ trợ sử dụng miễn phí trong vòng 1 năm cho người dùng, ngoài ra có thêm nhiều lựa chọn khác cho những cá nhân ít sử dụng dịch vụ công như các gói 10 chữ ký, 20 chữ ký, 30 chữ ký hoặc mua lẻ chỉ từ 2 - 3 nghìn đồng/lượt ký.

Sở Thông tin và Truyền thông cũng đã triển khai thực hiện thí điểm Mô hình “3 không” trên các địa bàn: phường Điện Biên (TP Thanh Hóa), xã Quảng Lưu (Quảng Xương), xã Tây Hồ (Thọ Xuân), xã Thiệu Trung (Thiệu Hóa), xã Nga Liên (Nga Sơn). Trong đó, người dân không phải khai báo thông tin nhiều lần trong thực hiện dịch vụ công, không cần dùng tiền mặt trong một số các dịch vụ thiết yếu, không cần tiếp xúc trực tiếp với chính quyền, tất cả đều được tích hợp đồng bộ. Để thực hiện được điều này, yêu cầu người dân phải sử dụng CKS. Sau 6 tháng triển khai, tính đến nay trên địa bàn tỉnh đã có tổng số gần 840.000 CKS cá nhân hoạt động, đạt hơn 50%.

Ông Lê Xuân Lâm, Trưởng phòng Công nghệ - Thông tin (Sở Thông tin và Truyền thông Thanh Hóa), cho biết: "Việc sử dụng CKS mang lại rất nhiều lợi ích cho người dân và doanh nghiệp, đây được xem là “mắt xích” quan trọng trong việc chuẩn hóa để người dân tham gia các dịch vụ hành chính công và các dịch vụ khác do cơ quan Nhà nước cung cấp trên không gian mạng. Cùng với định danh điện tử, việc đẩy mạnh cài đặt CKS cá nhân sẽ giúp quá trình chuyển đổi số của tỉnh nhanh thêm một bậc, hỗ trợ người dân thực hiện các giao dịch mà không cần tiếp xúc trực tiếp. Qua đó, thúc đẩy được kinh tế số - xã hội số phát triển, đồng thời tiến tới một xã hội không giấy tờ.

Tin: Phòng VH&TT nguồn Báo Thanh Hóa

  

VAI TRÒ CỦA CHỮ KÝ SỐ

Đăng lúc: 19/03/2024 16:33:29 (GMT+7)

Trong bối cảnh thúc đẩy xây dựng Chính phủ số, đẩy mạnh chuyển đổi số quốc gia, phát triển kinh tế số và xã hội số, việc sử dụng chữ ký số (CKS) trong các giao dịch điện tử, dịch vụ công trực tuyến hay các thủ tục hành chính liên thông... đã được xác định là một giải pháp quan trọng và mang lại rất nhiều tiện ích cho người dân cũng như doanh nghiệp.

CKS được hiểu đơn giản là một dạng chữ ký điện tử được tạo ra bởi công nghệ mã hóa công khai. Đối với doanh nghiệp, CKS có vai trò tương tự với chữ ký tay và các con dấu. Đối với cá nhân, CKS được xem như chữ ký của mỗi cá nhân được dùng với mục đích xác thực danh tính người sử dụng. Việc sử dụng CKS là một hoạt động có ý nghĩa quan trọng, giúp cho người dân, doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận các dịch vụ công và thủ tục hành chính được nhanh chóng, thuận tiện hơn. Đồng thời đảm bảo tính pháp lý trong giao dịch dịch vụ công trực tuyến và các giao dịch khác như: Giao dịch tài chính, kê khai thuế, ký kết hợp đồng... một cách dễ dàng trên môi trường điện tử được pháp luật công nhận, từ đó sớm hoàn thiện các điều kiện hình thành công dân số trên địa bàn tỉnh.

Ngày 31/3/2022, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Quyết định số 411/QĐ-TTg về “Chiến lược quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”. Trong đó, mục tiêu đến năm 2025 có 50% dân số trưởng thành dùng CKS cá nhân, đến năm 2030 đạt trên 70%. Để thực hiện mục tiêu, UBND tỉnh đã yêu cầu các cấp chính quyền và các ngành chức năng đẩy mạnh phổ cập CKS cá nhân cho người dân. Các sở, ban, ngành và địa phương đã cùng đồng hành để triển khai các chương trình thúc đẩy phát triển công dân số rộng khắp; khuyến khích mỗi người dân trong độ tuổi trưởng thành đều có danh tính số, tài khoản số, CKS; hỗ trợ triển khai đào tạo, tập huấn về CKS cho người dân. Đồng thời đẩy mạnh cung cấp dịch vụ công trực tuyến, văn bản điện tử và các dịch vụ phục vụ doanh nghiệp như: Hợp đồng điện tử, hóa đơn điện tử, ngân hàng điện tử, chứng từ điện tử, chứng khoán điện tử, thương mại điện tử...

Sở Thông tin và Truyền thông là một trong số những đơn vị chính triển khai và tuyên truyền giúp người dân tiếp cận CKS một cách nhanh chóng. Sở đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác với 7 đơn vị doanh nghiệp cung cấp CKS công cộng là VNPT, Viettel, FPT, Misa, Mobifone, BKAV, Namcencom. Hiện các đơn vị này đã và đang tuyên truyền bằng nhiều cách thức khác nhau để người dân biết đến rộng rãi hơn về tiện ích của CKS, từ đó giúp nâng cao tỷ lệ giải quyết thủ tục hành chính qua dịch vụ công trực tuyến an toàn và hiệu quả. Các đơn vị hầu hết đều bố trí các cán bộ và chuyên viên trực tiếp đến tận thôn, bản để hướng dẫn, cài đặt CKS cho người dân. Đơn cử như VNPT Thanh Hóa đã phối hợp cùng bộ phận nhân sự trực thuộc cấp huyện, xã, thôn, bản tổ chức triển khai thực hiện các hoạt động tư vấn, giới thiệu về những tiện ích khi sử dụng dịch vụ CKS từ xa VNPT SmartCA. Trong đó nêu rõ lợi ích nổi bật nhất của dịch vụ này là giúp người dùng thực hiện việc xác thực chữ ký mọi lúc, mọi nơi trên mọi thiết bị có kết nối internet. Hiện, VNPT đang có ưu đãi miễn phí sử dụng 12 tháng cho người dân khi đăng ký dịch vụ VNPT SmartCA tại tất cả hệ thống điểm giao dịch, cửa hàng của VNPT VinaPhone trên địa bàn tỉnh.

Là một trong số những địa phương thí điểm hướng dẫn cài đặt ứng dụng CKS cá nhân, phường Điện Biên (TP Thanh Hóa) đã tiến hành triển khai đến lực lượng đoàn viên thanh niên, hội viên, Tổ công nghệ số phối hợp cùng lực lượng cán bộ, công chức địa phương đã tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn cài đặt và cung cấp dịch vụ CKS trực tuyến cho người dân trên địa bàn. Từ hướng dẫn nhiệt tình ấy, người dân đã có thể tự cài đặt ứng dụng, thậm chí hướng dẫn lại cho người thân, góp phần tuyên truyền hiệu quả việc cài đặt ứng dụng CKS VNPT SmartCA trong cộng đồng.

Bà Hoàng Thị Hương, phố Tô Vĩnh Diện, phường Điện Biên (TP Thanh Hóa) cho biết: "Trước đây, khi chưa có chương trình triển khai sử dụng CKS cá nhân, mỗi khi cần làm các thủ tục đều phải trực tiếp đến UBND phường. Tuy nhiên sau khi được hướng dẫn cài đặt thành công và sử dụng, tôi thấy dịch vụ CKS từ xa của VNPT SmartCA tiện lợi hơn rất nhiều. Người dân chỉ cần ở nhà mà vẫn có thể hoàn thành đầy đủ các thủ tục, điều này giúp tôi tiết kiệm được cả thời gian và chi phí trong quá trình thực hiện, đặc biệt là độ bảo mật cao nên hoàn toàn không phải lo về độ an toàn của ứng dụng".

Bên cạnh VNPT, Công ty CP Misa Hà Nội chuyên cung cấp các dịch vụ số cũng là 1 trong 7 đơn vị phối hợp cùng Sở Thông tin và Truyền thông Thanh Hóa tuyên truyền giúp người dân đến gần hơn với CKS. Theo giám đốc công ty, anh Trịnh Văn Biển cho biết: "Giai đoạn hiện nay, việc đưa người dân lên không gian số là nhiệm vụ cấp bách và quan trọng. Muốn đưa được người dân lên không gian mạng thì cần công dân số, công dân số ấy bên cạnh việc trang bị kỹ năng số cần phải có thêm các tài sản số. Một trong những tài sản đó là CKS cá nhân, đây sẽ là điều kiện đảm bảo hình thành công dân số, là cơ sở pháp lý quan trọng cho các giao dịch của công dân trên môi trường số. Từ đó, để tuyên truyền cho người dân về sử dụng CKS, Misa đã phối hợp cùng với các huyện, xã thí điểm trên địa bàn tỉnh lập danh sách số người đủ điều kiện sử dụng (có điện thoại thông minh và trong độ tuổi trưởng thành), sau đó cán bộ chuyên viên sẽ triển khai hướng dẫn bà con cài đặt. Sau khoảng 5 -10 phút đã có thể thông thạo và hướng dẫn lại người thân. Hiện Misa vẫn đang hỗ trợ sử dụng miễn phí trong vòng 1 năm cho người dùng, ngoài ra có thêm nhiều lựa chọn khác cho những cá nhân ít sử dụng dịch vụ công như các gói 10 chữ ký, 20 chữ ký, 30 chữ ký hoặc mua lẻ chỉ từ 2 - 3 nghìn đồng/lượt ký.

Sở Thông tin và Truyền thông cũng đã triển khai thực hiện thí điểm Mô hình “3 không” trên các địa bàn: phường Điện Biên (TP Thanh Hóa), xã Quảng Lưu (Quảng Xương), xã Tây Hồ (Thọ Xuân), xã Thiệu Trung (Thiệu Hóa), xã Nga Liên (Nga Sơn). Trong đó, người dân không phải khai báo thông tin nhiều lần trong thực hiện dịch vụ công, không cần dùng tiền mặt trong một số các dịch vụ thiết yếu, không cần tiếp xúc trực tiếp với chính quyền, tất cả đều được tích hợp đồng bộ. Để thực hiện được điều này, yêu cầu người dân phải sử dụng CKS. Sau 6 tháng triển khai, tính đến nay trên địa bàn tỉnh đã có tổng số gần 840.000 CKS cá nhân hoạt động, đạt hơn 50%.

Ông Lê Xuân Lâm, Trưởng phòng Công nghệ - Thông tin (Sở Thông tin và Truyền thông Thanh Hóa), cho biết: "Việc sử dụng CKS mang lại rất nhiều lợi ích cho người dân và doanh nghiệp, đây được xem là “mắt xích” quan trọng trong việc chuẩn hóa để người dân tham gia các dịch vụ hành chính công và các dịch vụ khác do cơ quan Nhà nước cung cấp trên không gian mạng. Cùng với định danh điện tử, việc đẩy mạnh cài đặt CKS cá nhân sẽ giúp quá trình chuyển đổi số của tỉnh nhanh thêm một bậc, hỗ trợ người dân thực hiện các giao dịch mà không cần tiếp xúc trực tiếp. Qua đó, thúc đẩy được kinh tế số - xã hội số phát triển, đồng thời tiến tới một xã hội không giấy tờ.

Tin: Phòng VH&TT nguồn Báo Thanh Hóa